Ảnh hưởng của trải nghiệm ẩm thực đường phố đến hình ảnh điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Diễm Kiều1, Lê Trung Đạo2
1 Trường Đại học Tài chính - Marketing
2 Trường Đại học Tài chính – Marketing

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ẩm thực có thể coi là ấn tượng gần như đầu tiên của điểm đến đối với khách du lịch và cũng là một trong những yếu tố được quan tâm trong quyết định lựa chọn điểm đến và là một hình thức quảng bá rất tốt cho hình ảnh điểm đến. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá mức độ ảnh hưởng của trải nghiệm ẩm thực đường phố thông qua 2 nhân tố: chất lượng trải nghiệm ẩm thực đường phố và văn hóa ẩm thực địa phương đặc trưng tới hình ảnh điểm đến TPHCM. Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên bảng hỏi khảo sát được sử dụng kết hợp với khảo sát thực địa và phỏng vấn nhanh. Dữ liệu định lượng được thu thập từ 421 du khách nội địa đã trải nghiệm ẩm thực đường phố tại TPHCM, điểm đến nổi tiếng tại Việt Nam. Kỹ thuật phân tích dữ liệu chính bao gồm thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách tính hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng trải nghiệm ẩm thực đường phố và văn hóa ẩm thực địa phương đặc trưng ảnh hưởng đến hình ảnh điểm đến TPHCM. Trên cơ sở đó, các hàm ý quản trị mang tính cấp thiết và quan trọng đối với chính quyền cũng như các cơ sở kinh doanh là cần phải cải thiện và đảm bảo chất lượng của ẩm thực đường phố, phổ biến và nâng cao chất lượng tương tác cho người bán ẩm thực đường phố, tạo dựng, giữ gìn và phát huy các đặc trưng của ẩm thực đường phố, quảng bá trải nghiệm ẩm thực đường phố nhằm nâng cao hình ảnh điểm đến TPHCM trong mắt du khách.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Agapito, D., Valle, P., & Mendes, J. (2014). The sensory dimension of tourist experiences: Capturing meaningful sensory-informed themes in Southwest Portugal. Tourism Management, 42, 224-237. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2013.11.011
Beerli, A., & Martín, J. D. (2004). Factors influencing destination image. Annals of Tourism Research, 31(3), 657-681. https://doi.org/10.1016/j.annals.2004.01.010
Bigné, J. E., Andreu, L., & Gnoth, J. (2005). The theme park experience: An analysis of pleasure, arousal and satisfaction. Tourism Management, 26(6), 833-844. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2004.05.006
Chi, C. G.-Q., Chua, B. L., Othman, M., & Karim, S. A. (2013). Investigating the structural relationships between food image, food satisfaction, culinary quality, and behavioral intentions: the case of Malaysia. International Journal of Hospitality & Tourism Administration, 14(2), 99-120. https://doi.org/10.1080/15256480.2013.782215
Echtner, C. M., & Ritchie, J. R. B. (1991). The meaning and measurement of destination image. Journal of Tourism Studies, 2(2), 2-12. https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/004728759303100402
Echtner, C. M., & Ritchie, J. R. B. (1993). The measurement of destination image: An empirical assessment. Journal of Travel Research, 31(4), 3-3. https://doi.org/10.1177/004728759303100402
Gupta, V., & Sajnani, M. (2019). A study on the influence of street food authenticity and degree of their variations on the tourists’ overall destination experiences. British Food Journal, 122(3), 779-797. https://doi.org/10.1108/BFJ-08-2019-0598
Hair, J. F., Ortinau, D. J., & Harrison, D. E. (2010). Essentials of marketing research (Vol. 2). McGraw- Hill/Irwin New York.
Lee, S., Park, H., & Ahn, Y. (2019). The influence of tourists’ experience of quality of street foods on destination’s image, life satisfaction, and word of mouth: the moderating impact of food neophobia. International Journal of Environmental Research and Public Health, 17(1), 163. https://doi.org/10.3390/ijerph17010163
Nelson, V. (2016). Food and image on the official visitor site of Houston, Texas. Journal of Destination Marketing and Management, 5(2), 133-140. https://doi.org/10.1016/j.jdmm.2015.12.001
Okumus, B., Koseoglu, M. A., & Ma, F. (2018). Food and gastronomy research in tourism and hospitality: A bibliometric analysis. International Journal of Hospitality Management, 73, 64-74. https://doi.org/10.1016/j.ijhm.2018.01.020
Privitera, D., & Nesci, F. S. (2015). Globalization vs. local. The role of street food in the urban food system. Procedia Economics and Finance, 22, 716-722. https://doi.org/10.1016/S2212-5671(15)00292-0
Quan, S., & Wang, N. (2004). Towards a structural model of the tourist experience: an illustration from food experiences in tourism. Tourism Management, 25(3), 297-305. https://doi.org/10.1016/S0261-5177(03)00130-4
Sengel, T., Karagoz, A., Cetin, G., Dincer, F. I., Ertugral, S. M., & Balık, M. (2015). Tourists’ approach to local food. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 195, 429-437. https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2015.06.485
Stylidis, D., Shani, A., & Belhassen, Y. (2017). Testing an integrated destination image model across residents and tourists. Tourism Management, 58, 184-195. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2016.10.014
Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2019). Using multivariate statistics. https://www.pearson.com/en-us/subject-catalog/p/using-multivariate-statistics/P200000003097/9780137526543
Torres Chavarria, L. C., & Phakdee-auksorn, P. (2017). Understanding international tourists’attitudes towards street food in Phuket, Thailand. Tourism Management Perspectives, 21, 66-73. https://doi.org/10.1016/j.tmp.2016.11.005
Uriely, N. (2005). The tourist experience: Conceptual developments. Annals of Tourism Research, 32(1), 199- 216. https://doi.org/10.1016/j.annals.2004.07.008