Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: Nghiên cứu trường hợp ngành Marketing của Trường Đại học Tài chính-Marketing
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này đánh giá chất lượng đào tạo đại học dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: Nghiên cứu trường hợp ngành marketing của Đại học Tài chính – Marketing. Dựa trên khung lý thuyết đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman, Zeitham và Berry (1985, 1988, 1991), lý thuyết “kỳ vọng - chất lượng” của Oliver (1980, 1988) và kế thừa các nghiên cứu ở trong và ngoài nước để xây dựng nên bộ tiêu chí (thang đo). Phương pháp tiếp cận hỗn hợp, kết hợp giữa phỏng vấn chuyên sâu với 18 chuyên gia và nghiên cứu định lượng diện hẹp với 35 doanh nghiệp, nghiên cứu chính thức với 252 doanh nghiệp đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã rút ra bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sinh viên marketing tốt nghiệp gồm 4 nhóm nhân tố, tất cả các tiêu chí và tổng thể các kỹ năng đều chưa đạt được kỳ vọng của doanh nghiệp. Trong đó “năng lực cá thể” có mức độ đáp ứng mong đợi cao nhất, trong khi “năng lực xã hội” có mức đáp ứng mong đợi thấp nhất. “Năng lực chuyên môn nghề nghiệp” đáp ứng trung bình so với mức mong đợi của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đã đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo… để nâng cao hơn nữa chất lượng cử nhân Marketing
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sinh viên tốt nghiệp, đánh giá chất lượng đào tạo, ngành marketing
Tài liệu tham khảo
Trần Khánh Đức. (2012). Năng lực và năng lực nghề nghiệp, Tạp chí Giáo dục, 283(1-4), 23-26.
Thúy Hải. (2018). Tổng điều tra kinh tế năm 2017 tại TPHCM: Số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả thấp. Truy cập ngày 22/12/2018 từ [http://www.sggp.org.vn/tong-dieu-tra-kinh- te-nam-2017-tai-tphcm-so-luong-doanh-nghiep-phat-trien-nhanh-hieu-qua-thap-493952.html].
Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển. (2015). Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học: Một nhóm nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật- công nghệ. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 31(2), 1-14.
Anh Xuân. (2018). Quý II-2018: Gần 127 nghìn cử nhân thất nghiệp. Truy cập ngày 22/12/2018 từ [http://nhandan.com.vn/xahoi/item/37655102-quy-ii-2018-gan-127-nghin-cu-nhan-that- nghiep.html].
Tiếng Anh
Chenicheri Sid. Nair và Mahsood Shah. (2011). Employer satisfaction of university graduates: Key capabilities in early career graduate. Teaching and Learning Forum, 1-10.
Glenn M., Mary Jo Blahma. (2005). A competency – based model for developing human resource professionals.
Isaac, S., & Michael, W. B. (1995). Handbook in research and evaluation: A collection of principles, methods, and strategies useful in the planning, design, and evaluation of studies in education and the behavioral sciences (3rd ed.). San Diego, CA, US: EdITS Publishers, 101.
Lawshe. C. H. (1975). Aquantitative approach to content validity, Personnel psychology, 28(3), 563-575.
Murray, S and Robinson, H. (2001). Graduates into sales-employer, student and university perspective, Education + Training, 43(4), 184-193.
Oliver, R. L. (1980). A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction decisions, Journal of Marketing Research, 17(4), 460-469.
Oliver, R. L. & Sand W. S. DeSarbo. (1988). Response Determinants in Satisfaction Judgments.
Journal of Consumer Research, 14(4), 495-507.
Oliver, R.L., Balakrishnan, P.V. S. and Barry, B. (1994). Outcome Satisfaction in Negotiation: A Test of Expectancy Disconfirmation, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 60(2), 252-275.
Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L. Berry. (1985). The Journal of Marketing, 49(4), 41- 50.
Parasuraman, A, Ziethaml, V. and Berry, L.L. (1988). SERVQUAL: A Multiple- Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 62(1), 12-40.
Parasuraman, A., Berry, L.L. and Zeithaml, V.A. (1991). “Refinement and Reassessment of the SERVQUAL scale, Journal of Retailing, 67(4), 57-67.
Robert V. Hogg., Elliot Tanis, & ale Zimmerman. (2014). Probability and Statistical Inference, 9th Edition, Pearson.
Sue Erickson, Carmen Williams & Michel Braget. (2011). 2010 UND Employer Satisfaction Survey, University of North Dakota.
The World bank. (2012). Putting higher education to work, skills and research for growth in East Asia. World Bank East Asia and Pacific Regional Report.
Tremblay Denyse. (2002). Adult Education A Lifelong Journey The Competency – Based aproach.
Helping learners become autonomous, 89.
Trương, Q.D. and Metzger, C. (2007). Quality of business graduates in Vietnam institutions: multiple perspective, Journal of Management Developmen, 26(7), 629-643.
Weinert, F. E. (2001). Concept of Competence: A Conceptual Clarification. In D. S. Rychen, &
L. H. Salganik (Eds.), Defining and Selecting Key Competencies (pp. 45-65). Seattle, WA: Hogrefe and Huber Publishers.