TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC TỈNH TRONG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tác giả sử dụng phương pháp GMM sai phân (Difference GMM – DGMM) của Arellano & Bond (1991) để ước lượng các mô hình với dữ liệu bảng cân bằng của 8 địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tăng 1% thì có khả năng làm tổng sản phẩm nội địa của các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tăng 0,84%. Nguyên nhân của sự gia tăng này bắt nguồn từ sự gia tăng của các chỉ số hạ tầng công nghệ thông tin và chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin tại các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các hàm ý chính sách cho quá trình chuyển đổi số tại các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Abstract
This study is conducted to evaluate the impact of digital transformation on the provinces' economic growth in Vietnam's Southern Key Economic Region. The author used the Difference GMM (DGMM) method of Arellano & Bond (1991) to estimate the models with the panel data of 8 provinces in Vietnam's Southern Key Economic Region from 2009 to 2017. The findings showed that if the readiness index for IT applications and development rises by 1%, the Gross regional domestic product in Vietnam's Southern Key Economic Region would possibly grow by 0.84%. The reason for this rise is the increase in the IT infrastructure indexes and the IT application index in the southern major economic regions. The author proposes policy implications for the process of digital transformation in Vietnam's Southern Key Economic Region based on the research findings.
Từ khóa
Chuyển đổi số; Tăng trưởng kinh tế; Tổng sản phẩm nội địa; DGMM
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Arellano, M., & Bond, S. (1991). Some Tests of Specification for Panel Data: Monte Carlo Evidence and an Application to Employment Equations. The Review of Economic Studies, 58(2), 277–297. https://doi.org/10.2307/2297968.
Demirkan, H., Spohrer, J.C., & Welser, J.J. (2016). Digital innovation and strategic transformation. IT Profesional, 18(6), 14–18.
Finger, G. (2007). Digital Convergence and Its Economic Implications. Development Bank of Southern Africa.
Hess, T., Matt, C., Benlian, A., Wiesboeck, F. (2016). Options for formulating a digital transformation strategy. MIS Quarterly Executive, 15(2), 123–139.
Nguyễn Thị Cành. (2021). Đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 1(61). https://doi.org/10.52932/jfm.v1i61.62
Jain, S. (2018). US $320 billion by 2030?: The potential impact of AI in the Middle East, PwC.
Jiménez, A., & Zheng, Y. (2018). Tech hubs, innovation and development. Information Technology for Development, 24(1), 95-118. DOI: 10.1080/02681102.2017.1335282
Katz, R. (2017). Social and Economic Impact of Digital Transformation on the Economy. International Telecommunication Union.
Kvochko, E. (2013). Five ways technology can help the economy. In World Economic Forum.
Micic, L. (2017). Digital transformation and its influence on GDP. Economics, 5(2), 135-147.
Romer, P. M. (1986). Increasing Returns and Long-Run Growth. Journal of Political Economy, 94(5), 1002–1037. https://doi.org/10.1086/261420.
Sabbagh, K., Friedrich, R.O.M.A.N., El-Darwiche, B.A.H.J.A.T., Singh, M.I.L.I.N.D., & Koster, A.L.E.X. (2013). Digitization for economic growth and job creation: regional and industry perspective. The global information technology report, 2013, 35-42.
Samuelson, P. A., & Nordhaus, W. D. (1985). Economics (12th ed.). New York : McGraw-Hill.
Solow, R. M. (1956). A Contribution to the Theory of Economic Growth. The Quarterly Journal of Economics, 70(1), 65–94. https://doi.org/10.2307/1884513.